7 cách đàm phán nhà đất sẽ thành công chắc như đinh đóng cột
Thật sự rất khó để bạn thu nạp được nhiều kiến thức khi bạn đang nói. Vậy nên hãy thường xuyên lắng nghe hơn, và nghe một cách kỹ càng. Trong đàm phán cũng vậy, hãy xem qua một ví dụ sau đây.
Để thắng toàn cuộc trong đàm phán nhà đất hay bất kì hoạt động kinh doanh nào khác? Điều đó không khó nếu bạn làm theo những bí quyết đàm phán chắc chắn mang lại hiệu quả mà chúng tôi chia sẻ dưới đây.
Trong hoạt động mua bán nhà đất, đàm phán được ví giống như một môn nghệ thuật hơn là môn khoa học. Có thể coi hai bên đàm phán như đang khiêu vũ với nhau vậy, vì họ cũng cùng nhau tiến lên lùi xuống, đi tới đi lui, phối hợp một cách nhịp nhàng với hy vọng mang đến điều gì đó tốt đẹp hơn cho cả hai và cho mỗi người.
Cũng có cái nhìn khác cho rằng đàm phán như một trận chiến với kẻ thù. Nhưng theo kinh nghiệm của chúng tôi thì cách nhìn nhận này thật sự không phải là bước đệm cho bạn có một cuộc thương lượng thành công. Hãy thay cái nhìn căng thẳng trên bằng cách xem đàm phán là một cách thức mang lại lợi ích cho cả đôi bên. Vì khi lợi ích chỉ nghiêng về phía bạn thì chỉ một lần giao dịch đó và đối tác không bao giờ muốn làm ăn với bạn nữa, như vậy có nghĩa là bạn thắng một trận mà thua toàn cuộc.
Vậy làm sao để thắng toàn cuộc trong đàm phán nhà đất hay bất kì hoạt động kinh doanh nào khác? Điều đó không khó nếu bạn làm theo những bí quyết đàm phán chắc chắn mang lại hiệu quả mà chúng tôi chia sẻ dưới đây.
Đàm phán được gọi là thành công khi mang lại lợi ích cho cả hai bên.
1. Định một mức giá thích hợp nhất và kiên quyết giữ giá đó
Hãy chắc nịch một mức giá nhất định trong tất cả các cuộc đàm phán với những đối tác khác nhau. Bên cạnh đó, dù là đang thương lượng với đối tác thứ 1001 về cùng một vấn đề, bạn cũng nên giữ cách nói chuyện như họ là người đầu tiên có được mức giá đó vậy. Trong trường hợp buộc phải hạ xuống “giá thực”, trước đó bạn phải tính toán sẵn là nó đã cao hơn 10 % so với giá gốc rồi.
2. Quan tâm đến tâm tư nguyện vọng của đối tác
Nếu bạn bước vào cuộc đàm phán với tư duy là “đối tác cần gì từ giao dịch này?”, bạn có thể sẽ đáp ứng được mong đợi của họ và mang lại lợi ích cho chính mình, hãy xem ví dụ dưới đây.
Một sinh viên thương lượng với một người đã lớn tuổi, sở hữu nhiều tài sản nhà đất nhỏ và sinh sống trên chính mảnh đất ấy. Chàng sinh viên nói với người chủ rằng liệu có thể để anh ấy thay thế người chủ quản lý những tài sản đó. Còn mong đợi gì hơn khi tuổi đã già với mớ tài sản lắt nhắt khó quản lý, thế là người chủ vui vẻ bán lại cho cậu sinh viên tài sản nhà đất của mình với giá tốt nhất có thể.
3. Dùng 70% thời gian để lắng nghe, 30% để nói
Thật sự rất khó để bạn thu nạp được nhiều kiến thức khi bạn đang nói. Vậy nên hãy thường xuyên lắng nghe hơn, và nghe một cách kỹ càng. Trong đàm phán cũng vậy, hãy xem qua một ví dụ sau đây.
Người mua nhà nghe người bán nói rằng anh ta thật sự muốn ở lại đây, nơi căn hộ đã gắn bó với anh ấy suốt 20 năm. Ghi nhớ điều đó, người mua đã trình bày một cách đầy đồng cảm rằng “hãy bán căn nhà này cho tôi, tôi hứa sẽ thay anh chăm sóc nó cẩn thận”. Kết quả là căn nhà được bán tức thì với giá vô cùng hợp lý và hoàn thành mọi thủ tục 2 ngày sau đó. Điều này cho thấy việc nghe – nói một cách hợp lý mang lại lợi ích cho cả đôi bên.
4. Luôn đặt ra những câu hỏi
Theo kinh nghiệm thực tế, bạn đừng bao giờ tham gia vào một cuộc đàm phán nếu chưa có sự chuẩn bị trước. Bạn phải đặt thật nhiều câu hỏi cho đối tác của mình, chúng có thể hơi mang tính tò mò nhưng giúp bạn thăm dò và tập hợp được nhiều thông tin hơn, từ đó làm cơ sở cho bạn chuẩn bị để ứng phó với bất cứ điều gì có thể diễn ra trong suốt cuộc thương lượng.
Thêm một lý do nữa là việc đặt ra những câu hỏi như vậy, sẽ giúp bạn xác định được đối tác này có phải là người rõ ràng và sẵn sàng chia sẻ thông tin hay không. Ngoài ra, đưa ra những thắc mắc thẳng thắn có thể khiến đối tác thấy bạn cởi mở và từ đó họ thoải mái với bạn hơn.
5. Đừng dừng lại ở một lựa chọn, hãy chuẩn bị nhiều phương án
Một bí quyết có lợi cho bạn là đừng bao giờ chôn chân ở một lựa chọn mà luôn chuẩn bị nhiều phương án khác nhau cho mình. Chẳng hạn như nếu bạn thấy việc bán trả góp bất động sản có lợi về thuế đối với người bán, trong khi bạn cũng đang thiếu tiền, hãy mạnh dạn nói cho họ nghe về lợi ích đó và đưa ra đề nghị mua nhà trả góp, cơ hội thành công của thỏa thuận này rất cao đấy.
6. Tìm cách định hướng đối tác, tránh thái độ đối đầu
Dù cho có xảy ra nhiều khúc mắc và căng thẳng trong quá trình đàm phán, bạn cũng phải luôn nhớ một điều: đừng bao giờ tỏ thái độ đối đầu! Thay vào đó, hãy tìm ra một cách thức khoa học hơn để thảo luận về vấn đề này.
Chẳng hạn như bạn muốn vay vốn ngân hàng trong khi tỷ suất bảo đảm trả nợ của bạn rất thấp, như vậy tất nhiên là ngân hàng không chịu bỏ vốn cho dự án của bạn. Đừng cố gắng tranh cãi để mong thuyết phục được ngân hàng, hãy tìm ra những lợi ích khác mà ngân hàng có thể đạt được nếu đầu tư vào dự án này, tốt nhất là nên nói chuyện trực tiếp với chủ ngân hàng về những con số thuyết phục và hấp dẫn khác ngoài những khoản cơ bản mà họ thu được.
7. Đừng bỏ lỡ việc hợp tác và thỏa hiệp
Nếu đối tác có đòi hỏi vấn đề gì mà bạn có thể dàn xếp được thì đừng ngại làm điều đó, vì đây là cơ hội để bạn được đòi hỏi ngược lại. Điều này sẽ cho đối tác biết rằng mỗi thỏa hiệp được đổi bằng một thỏa hiệp.
Leave a Reply