Quy định về việc mua bán nhà cho những người nước ngoài

heo đó, khi thực hiện giao dịch và làm thủ tục chuyển nhượng hợp đồng mua bán cho người nước ngoài tại văn phòng công chứng, chủ sở hữu người Việt Nam thường gặp phải một số vấn đề khó khăn, từ chối thực hiện thủ tục do liên quan đến khoản 2, Điều 76 Nghị định 99/2015/NĐ-CP.

Để giúp bạn hiểu rõ các quy định về việc cho người nước ngoài, Homedy xin trích dẫn một số điều theo Luật Nhà ở trong Khoản 2, Điều 76 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ trong bài viết dưới đây!

Điều kiện mua nhà của người nước ngoài

Đối với cá nhân, tổ chức đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam:

Có giấy chứng nhận đầu tư
Có nhà ở được xây dựng trong dự án theo qui định của pháp luật về nhà ở
Đối với tổ chức nước ngoài là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam:

Có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Đối với cá nhân người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam:

Được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.
Nới lỏng điều kiện cho phép người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam
​Hình thức sở hữu nhà của người nước ngoài

Đối với tổ chức nước ngoài là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và cá nhân người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam chỉ được sở hữu nhà khi:

Chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư; nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá hai trăm năm mươi căn nhà.
Đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.
Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam.
Đối với tổ chức nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không vượt quá thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư cấp cho tổ chức đó, bao gồm cả thời gian được gia hạn thêm; thời hạn sở hữu nhà ở được tính từ ngày tổ chức được cấp Giấy chứng nhận và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.
Kết luận

Như vậy, người nước ngoài đủ điều kiện mua nhà, sở hữu nhà tại Việt Nam cần nắm rõ các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Nhanh chóng giải quyết vấn đề an cư, nhằm ổn định cuộc sống và phát triển ở Việt Nam.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *